Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
1. Tùy chỉnh phần kỹ năng của bạn
Tùy chỉnh phần kỹ năng trong CV của bạn để phù hợp (càng nhiều càng tốt) với các yêu cầu được liệt kê trong mô tả công việc của nhà tuyển dụng là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi viết CV. Các kỹ năng của bạn càng gần với các yêu cầu công việc, bạn càng có nhiều cơ hội được mời tham dự phỏng vấn.
Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí Nhân viên hành chính, hãy liệt kê trong phần kỹ năng của bạn các kỹ năng như làm việc với Microsoft Office, kỹ năng QuickBooks (nếu bạn có) và các chương trình phần mềm khác bạn có thể sử dụng. Nếu bạn là lập trình viên máy tính, hãy liệt kê các ngôn ngữ lập trình, phần mềm, nền tảng và các kỹ năng công nghệ thông tin khác mà bạn sở hữu.
Có một phần kỹ năng ấn tượng trong CV giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định chính xác về việc bạn có đủ điều kiện cho vai trò bạn ứng tuyển hay không. Ngoài ra, đây cũng là một cách dễ dàng để lựa chọn từ khóa và nhấn mạnh chúng trong CV.
Ngày nay, một số nhà tuyển dụng có thể chuyển sang sử dụng các Hệ thống theo dõi ứng viên tự động (ATS) để quét CV nhận được. Hệ thống này được lập trình để tìm kiếm các từ khóa cụ thể, do đó, CV của bạn càng có nhiều từ khóa phù hợp thì bạn càng có cơ hội vượt qua vòng sàng lọc đầu tiên.
Đọc thêm: Cách sử dụng màu sắc CV theo công việc ứng tuyển
2. Xác định các loại kỹ năng nên đưa vào phần kỹ năng trong CV xin việc
Tiếp theo đó, bạn cần có phương pháp để chọn lọc các kỹ năng phù hợp nhất đưa vào CV xin việc. Bạn không chắc chắn những kỹ năng cần bao gồm? Dưới đây là danh sách các từ khóa kỹ năng bạn nên đưa vào CV và thư xin việc liên quan tới nhiều ngành nghề và loại công việc.
Nên đưa những kỹ năng nào vào CV xin việc?
- Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm
Bộ kỹ năng mà ứng viên liệt kê trong CV có thể được trình bày theo hướng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những năng có thể định lượng. Trong khi đó, kỹ năng mềm là các kỹ năng giao tiếp cá nhân chủ quan (tương tác, lãnh đạo, xây dựng đội ngũ, v.v.). Kỹ năng mềm rất khó để định lượng. Cả hai loại kỹ năng này đều có thể được bao gồm trong một CV và trong thư xin việc.
- Kỹ năng đặc thù công việc và kỹ năng chuyển đổi
Kỹ năng đặc thù công việc là những khả năng cho phép ứng viên có đóng góp, thể hiện vượt trội trong một công việc cụ thể. Một số kỹ năng này đạt được bằng cách tham dự các chương trình học hoặc đào tạo và một số khác có thể có được thông qua kinh nghiệm và khả năng học hỏi không ngừng trong công việc.
Kỹ năng đặc thù công việc với từng vai trò khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ, một nhân viên IT Helpdesk cần có kỹ năng máy tính, giáo viên cần kỹ năng soạn thảo giáo án và thợ mộc cần kỹ năng làm việc với máy bào gỗ,...
Các kỹ năng chuyển đổi bao gồm kỹ năng giao tiếp, tổ chức, thuyết trình, làm việc nhóm, lập kế hoạch và quản lý thời gian, được yêu cầu trong hầu hết các công việc.